Cầu trục dầm đôi 7.5 tấn đang là sự lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp trong mọi công trình.
Cầu trục dầm đôi là loại thiết bị được ứng dụng rộng rãi trong các nhà máy phân xưởng sản xuất giúp tăng năng suất lao động, giảm chi phí nhân công, tăng hiệu quả kinh doanh. Vì vậy mà tùy vào tải trọng nâng hạ ta có cầu trục dầm đôi 5 tấn, 10 tấn, 15 tấn,.. trong bài viết dưới đây hãy cùng tìm hiểu về cầu trục dầm đôi 7.5 tấn tại Cầu Trục Nam Việt.
Cấu tạo của cầu trục dầm đôi 7.5 tấn như thế nào ?
Cầu trục dầm đôi 7.5 tấn có cấu tạo vững chắc bao gồm: cabin điều khiển, bánh xe di chuyển, cáp điện, dầm cuối, dầm chính, sàn đứng, dây, cơ cấu di chuyển cầu trục, thiết bị nâng( Palang). Mỗi bộ phận đảm nhận một chức vụ khác nhau giúp cho hoạt động của máy móc trở nên trơ tru.
➤ Xem Thêm: Cầu Trục Là Gì ? Nguyên Lý Làm Việc Của Cầu Trục
Chức năng của từng bộ phần và nguyên lý hoạt động
- Hai đầu của dầm chính được liên kết cứng với các dầm cuối tạo thành một khung cứng đảm bảo độ cứng theo cả phương đứng và phương nganh. Trên dầm biên lắp các bánh xe di chuyển chạy trên thanh ray đặt dọc theo sàn nhà xưởng trên các vai cột. Khoảng cách theo phương ngang giữa các tam ray được gọi là khẩu độ của cầu trục.
- Palang chạy trên đường ray dầm chính. Palang có chức năng nâng -hạ có cơ cấu quan trọng trong thiết bị.
- Cơ cấu di chuyển được đặt trên kết cấu dầm cầu. Hệ thống điện cung cấp động cơ của các cơ cấu được lấy từ đường điện chạy dọc theo nhà xưởng và sàn đứng phục vụ cho việc kiểm tra bảo trì điện này
- Cáp điện được treo trên dây để cung cấp điện cho Palang được thiết kế kiểu sâu đo với hệ con chạy. Đảm bảo cho cầu trục dầm đôi 7.5 tấn hoạt động mạch lạc, tính cực góp phần làm tăng năng suất lao động.
Một số thông số chính của cầu trục dầm đôi 7.5 tấn
Dầm chính của cầu trục được thiết kế dưới dạng hộp hoặc dàn không gian. Dầm dàn nhẹ hơn dầm hộp, song khó chế tạo và thường dùng cho cầu trục có tải trọng lớn. Cơ cấu di chuyển cầu trục có thể thực hiện hai phương án: dẫn động chung và dẫn động riêng
- Dẫn động chung được đặt ở khoảng giữa dầm cầu và truyền chuyển hướng tới các bánh xe chủ động ở hai bên ray nhờ các trục truyền, trục truyền có thể quay nhanh, chậm, hoặc trung bình.
- Dẫn động riêng gồm hai cơ cấu như nhau dẫn cho bánh xe chủ động ở mỗi bên ray riêng biệt.
Ưu điểm và nhược điểm của cầu trục dầm đôi 7.5 tấn
- Ưu điểm: Cầu trục dầm đôi có gọn nhẹ, có kết cấu vững chắc hoạt động ổn định có khả năng nâng hạ các vật có tải trọng lớn. Giá thành lắp đặt rẻ hơn so với những loại máy móc khác, dễ vận hành và lắp đặt. Đặc biệt góp phần làm giảm chi phí lao động , đem lại năng suất lao động tích cực. Bảo vệ sức lao động của công nhân khi tránh được những công việc nặng.
- Nhược điểm: Có sự xô lệch khi di chuyển do lực cản hai bên ray không đều nhau. Và chắc chắn rằng giá của cầu trục dầm đôi sẽ cao hơn cầu trục dầm đơn.
Tuy nhiên chúng lại được sử dụng phổ biến và rộng rãi trong các công tác xây dựng. Nhưng chủ yếu được dùng để nâng và vận chuyển các vật liệu xây dựng trong các nhà máy sản xuất giấy, bao bì, nhiệt điện , gang thép,...
Qua bài viết này bạn đã hiểu tổng quan hơn về cầu trục dầm đôi 7.5 tấn. Tại Cơ Khí Nam Việt đây là thiết bị đang được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Góp phần làm cho công trình như cổng trục hay thiết bị cầu trục của bạn trở nên an toàn, tăng năng suất lao động. Hãy đến với chúng tôi để được tư vấn thêm.
Bài Viết Quý Khách Quan Tâm